KHÁM PHÁ NGÔI CHÙA LỚN NHẤT THẾ GIỚI
CHÙA TAM CHÚC
Giới thiệu về Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc còn được gọi là Thiền viện Tam Chúc nằm ở xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Chùa Tam Chúc nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và vị trí đẹp mắt giữa các ngọn núi và hồ. Ngôi chùa này có ba tòa tháp cao lớn biểu trưng cho tam bảo (tam bảo gồm Phật, Dạy và Tăng). Các tòa tháp này được xây dựng theo phong cách kiến trúc Á Đông với sự kết hợp văn hoá giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngoài ra, ngôi chùa cũng có các công trình khác như cầu treo dài hàng trăm mét qua hồ Yên Tử hay có vị trí gần điểm du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương. Không chỉ thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, đây cũng là nơi tổ chức các lễ hội và sự kiện quan trọng của Phật giáo, thu hút hàng ngàn phật tử tham gia mỗi năm.
Đặc biệt, vào năm 2019, chùa Tam Chúc đã được chọn làm địa điểm tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (còn được gọi là Lễ Phật Đản) - một sự kiện quan trọng trong Phật giáo quốc tế. Với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời và ý nghĩa tâm linh sâu sắc, nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá văn hóa và tôn giáo của Việt Nam.
Sự tích Chùa Tam Chúc
Tương truyền rằng Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng gọi là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”.
Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao tỏa sáng như ánh hào quang. Người người thấy ánh hào quang đó kéo đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao. Trong 7 ngôi sao có 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên đã mờ dần, chỉ còn lại 3 ngôi sao còn sót lại. Vì thế ngôi chùa “Thất Tinh” sau này được đổi tên thành chùa “Ba Sao” (Chùa Tam Chúc ngày nay).
Nên đi chùa Tam Chúc vào lúc nào?
Cảnh sắc tại Tam Chúc đẹp nhất là vào mùa thu, từ tháng 9 đến hết tháng 11. Toàn cảnh chùa lúc này sẽ chuyển sang một màu vàng rực bởi hàng cây vào mùa thay lá. Thêm vào đó, tiết trời lúc này mát mẻ, phù hợp cho một chuyến du hí, lễ chùa nhẹ nhàng.
Chùa cũng vô cùng nhộn nhịp vào những ngày lễ lớn như Phật Đản (15/4 âm lịch), Vu Lan (15/7 âm lịch), Trung Thu (15/8 âm lịch) hay vào những ngày mùng 1, rằm, và năm mới.
Tuy nhiên, những ngày đại lễ hoặc cuối tuần, số lượng khách viếng chùa khá đông đúc. Nếu bạn chỉ muốn tham quan, chụp ảnh hãy lựa chọn ngày thường, trong tuần.
Điểm thăm quan tại Tam Chúc
Tại khu du lịch tâm linh rộng lớn này, du khách có thể khám phá nhiều điều thú vị và những kỉ lục. Trục thần đạo của Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc – Điện Tam Thế – Điện Pháp Chủ – Điện Quan Âm – Vườn Cột Kinh – Cổng Tam Quan – Hồ Tam Chúc
Hồ Tam Chúc
Đây là hồ tự nhiên có khung cảnh đẹp và thơ mộng. Mặt hồ tĩnh lặng được trang trí bằng những đóa hoa sen. Nếu đi du lịch mùa sen nở thì hương sen càng làm khung cảnh thêm rực rỡ. Đặc biệt, hồ còn có 6 núi nhỏ, trông vô cùng đặc sắc. Giữa hồ có một hòn đảo nhỏ, tọa lạc trên đó chính là Đình Tam Chúc với kiến trúc Bắc Bộ đặc trưng. Trong những ngày se lạnh có sương mù hay khi hoàng hôn buông xuống, hồ Tam Chúc phản chiếu ánh sáng lung linh, huyền ảo như trong giai thoại truyền thuyết.
Đình Tam Chúc
Nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa hồ Tam Chúc, Đình Tam Chúc là nơi thờ hoàng hậu Dương Thị Nguyệt. Đình được nối với chùa bằng cầu dài, đi bộ trên đó du khách có thể hóng gió và thưởng cảnh. Cảm giác thực sự rất bình yên. Vào mùa sen, cảnh quan hồ Tam Chúc lại càng trở nên đẹp hơn bao giờ hết.
Cổng Tam Quan
Chùa Tam Chúc có 2 cổng Tam Quan, Cổng Tam Quan Ngoại bạn sẽ nhìn thấy ngay khu vực dẫn vào chùa còn cổng Tam Quan Nội là nằm phía bên trong, trước lối dẫn vào Vườn Cột Kinh. Cổng Tam Quan Nội được xây dựng rất lớn, có kiến trúc đẹp nằm ngay trước bến thuyền và khu vực xe điện. Hai bên Cổng Tam Quan có 2 đường dẫn lên chùa.
Vườn Cột Kinh
Vườn Cột Kinh là khu vực có hàng chục các cột kinh xếp hàng dài dọc theo lối đi đến điện Quan Âm. Điểm ấn tượng là mỗi cột đều có khắc lời Phật và trọng lượng lên đến cả trăm tấn. Cảm hứng của khu vực Vườn Cột Kinh này là từ cột kinh (bảo vật quốc gia) của chùa Nhất Trụ tại cố đô Hoa Lư.
Mỗi cột kinh cao 13.5m, đường kính 2m và nặng khoảng 200 tấn. Hiện tại có 32 cột kinh đã được xây dựng, cho tới khi hoàn thành sẽ có khoảng 1000 cột kinh tại khuôn viên chùa Tam Chúc tạo nên khu vườn cột kinh lớn nhất thế giới.
Điện Quan Âm
Từ Cổng Tam Quan đi qua Vườn Cột Kinh bạn sẽ tới Điện Quan Âm. Điện có chiều cao 30,5m, diện tích sàn 3000m2. Điện Quan Âm thờ pho tượng Quan Âm Bồ Tát nặng 100 tấn do các nghệ nhân Việt Nam thực hiện. Bao quanh điện phía bên trọng là 8.500 bức tranh về câu chuyện Đức Phật tạc từ đá núi lửa do những người thợ Indonesia chế tác và đưa về Việt Nam.
Điện Pháp Chủ
Điện Pháp Chủ có chiều cao 31m, mặt sàn rộng tới 3000m2. Trong điện thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đống nguyên khối nặng 150 tấn,cùng với 10.000 bức phù điêu tái hiện cuộc đời Đức Phật làm từ đá núi lửa tại Indonesia. Mỗi bức phù điêu là một bức tranh tái hiện một giai đoạn trong cuộc đời Đức Phật
Điện Tam Thế
Điện Tam Thế có chiều cao 39m , diện tích sàn lên tới 5000m2 cho 5000 Phật Tử có thể hành lễ cùng lúc. Trong không gian rộng lớn, được chạm trổ tinh xảo của Điện Tam Thế, ba pho Tam Thế hiển thị cho Qúa Khứ, Hiện Tại và Vị Lai. Trong điện có 12.000 bức phù điêu làm từ đá núi lửa Indonesia.
Chùa Ngọc
Địa điểm ấn tượng nhất để nhìn được toàn cảnh Chùa Tam Chúc và Hồ Tam Chúc đó chính là Chùa Ngọc. Ngôi chùa có chiều cao 15m này làm từ đá granite 100% từ Ấn Độ, 3 tầng tháp. Tuy nhiên, vì làm từ chất liệu đá cứng nên ngôi chùa nặng đến khoảng 2000 tấn. Về kiến trúc, chùa có mái cong, bên trong có tượng làm bằng đá hồng ngọc nặng gần 5 tấn.
Để lên tới chùa Ngọc, bạn cần leo khoảng 200 bậc đá trên một lối đi nhỏ lên trên, có một đường lên và một đường xuống. Đường xuống khá dốc nên bạn cần chú ý.
Các bước dâng lễ tại Chùa Tam Chúc
Bước 1. Du khách đặt lễ vật đã chuẩn bị sẵn, sau đó thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
Bước 2. Sau đó, đến chính điện đặt lễ và thắp đèn nhang.
Bước 3. Tiếp theo đó là đi tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường thắp hương, lưu ý là đều có 3 lễ hay 5 lễ. Bên cạnh đó, ở các chùa nhỏ có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì có thể đặt lễ, dâng hương cầu nguyện.
Bước 4. Cuối cùng làm lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
Bước 5. Sau buổi lễ cũng như các điểm đến khác thì du khách nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì. Ngoài ra, công đức tùy tâm.
Cách chuẩn bị lễ phẩm chùa Tam Chúc
Ở khu Phật điện hay chính điện không nên dùng lễ mặn mà chỉ dùng lễ chay, tịnh. Các lễ mặn như thịt gà, giò, chả,... chỉ đặt tại ban thờ, điện thờ hay khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu. Các lễ vật có thẻ chuẩn bị như xôi, chè, hương, hoa quả chín, hoa tươi ( hoa sen, hoa huê, hoa ngâu…).. không nên dùng hoa quả giả, hoa dại hay vàng mã, tiêng âm phủ để dâng cúng Phật. Nếu có thì chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Du khách cũng không nên đặt tiền thật, tốt nhất nên cho vào hòm công đức.
Đặc biệt ngày trước khi đến chùa dâng hương cần ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…
NẾU BẠN ĐANG CÓ Ý ĐỊNH ĐI CHÙA TAM CHÚC MÀ CHƯA BIẾT ĐI NHƯ NÀO
THÌ HÃY LIÊN HỆ HOÀNG NAM TOURIST ĐỂ CÓ GIÁ TỐT NHẤT
HOTLINE: 0988.220.229
0962.203.566
0982.352.476
0866.580.091